Người bị trĩ nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi bệnh
Ngoài những thực phẩm cần kiêng ra thì người bị
bệnh trĩ cần bổ sung thêm một số thực phẩm tốt cho bệnh đó là:
Uống
nhiều nước
Trước tiên, người bệnh trĩ cần uống nhiều nước
trong mọi trường hợp (nước giải khát, bữa ăn có nhiều canh…) vì nước khá đắc lợi
trong việc làm mềm phân.
Một ngày phải uống từ 1,5 đến 2 lít, nên uống
nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau…
Bệnh nhân có thể uống nước lạnh vào mỗi sáng để
kích thích đi tiêu.
Ngoài ra, các nước mát như nước ép rau má, nước
ép rau diếp cá, nước ép cà rốt và các loại nước ép hoa quả đặc biệt tốt trong
việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và phòng ngừa bệnh, giúp giảm đau sưng do bệnh
trĩ gây ra bằng cách củng cố các tĩnh mạch.
Ăn thức
ăn có nhiều chất xơ
Bên cạnh việc uống nhiều nước mỗi ngày, bệnh
nhân nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể
trong ruột, làm phân dễ bở ra nên dễ dàng khi di chuyển.
Các món cung cấp nhiều chất xơ như: đậu phụ,
ngũ cốc, rau củ quả nhiều chất xơ như ngô, lê, táo, đu đủ, mâm xôi, bí ngô,
cam, chuối, bơ, bông cải xanh, cải bắp…
Sử dụng
thực phẩm nhuận tràng
Các loại rau mồng tơi, rau đay, rau dền, rau
diếp cá, rau lang có tính mát, nhuận tràng giúp tiêu hóa dễ dàng. Củ khoai lang
cũng rất tốt đối với người bệnh Trĩ, nên ăn thêm khoai lang luộc vào các bữa phụ.
Nên ăn các loại bưởi, cam, quýt vừa giúp thanh nhiệt, vừa cung cấp nhiều chất
xơ. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm chuối. Chuối cũng là loại quả có
giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc ăn ít dưa
hấu.
Ăn thức
ăn nhiều chất sắt
Do bệnh trĩ gây mất máu mạn tính nên người bệnh
dễ bị thiếu máu, vì vậy nên chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực
phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng
dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu
chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen), …
Người bị bệnh trĩ kiêng ăn gì?
Ngoài việc ăn uống những
thực phẩm tốt cho người bị bệnh trĩ thì người bệnh cũng cần kiêng một số thực
phẩm không tốt cho hệ tiêu hoá gây ảnh hưởng đến bệnh trĩ. Một số thực phẩm không dành cho người bị bệnh trĩ là:
- Không ăn những gia vị cay, nóng như: ớt,
tiêu, hành… gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và khiến việc đại tiện khó khăn
hơn.
- Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị
cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein. Vì muối có khuynh hướng
giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu căng ra, làm bệnh nặng
hơn.
- Không ăn những gia vị cay, nóng như: ớt,
tiêu, hành… gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và khiến việc đại tiện khó khăn
hơn
- Nước ngọt có ga vì làm tăng áp lực trong
khung ruột nên không nên sử dụng nếu bạn bị bệnh trĩ
- Bánh ngọt và sô-cô-la không nên ăn vì 2 loại
thực phẩm này không chỉ gây táo bón mà còn tăng phản ứng ngứa hậu môn.
- Đồ ăn có chứa nhiều chất béo, dầu mỡ… là loại
thực phẩm bạn tuyệt đối không nên động tới
- Người bị bệnh trĩ không nên ăn quá no, làm gia
tăng áp lực ổ bụng, ảnh hưởng tới các tĩnh mạch trĩ.
>>> Bài viết xem thêm: Chữa bệnh trĩ bằng củ ấu
Chế độ sinh hoạt khoa học cho bệnh nhân trĩ
Kết hợp với chế độ ăn uống là chế độ sinh hoạt
điều độ và chú ý nên có những chế độ sinh hoạt như:
- Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một thời điểm cố định, không nên rặn khi đi vệ sinh.
- Rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh bằng nước sạch, không nên dùng giấy lau.
- Cần có chế độ nghỉ ngơi, đứng dậy đi lại đối với những người công việc đứng lâu hoặc ngồi nhiều khoảng 5 phút mỗi tiếng.
- Không làm các công việc nặng nhọc, khuân vác nặng.
- Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên khoảng 30 phút mỗi ngày (tốt nhất là đi bộ). Không tập các môn thể thao nặng như cử tạ, chạy, erobic…
- Tập thót hậu môn 30-50 lần vào buổi sáng và buổi tối.
- Đi ngủ đúng giờ, không thức khuya. Chú ý giữ nếp sinh hoạt điều độ.
Để bệnh trĩ nhanh khỏi thì người bệnh nên áp dụng
những chế độ ăn uống, sinh hoạt như trên. Không những thế, việc ăn uống điều độ
còn giúp phòng ngừa bệnh trĩ phát triển và tái phát lại rất hiệu quả.