Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Chữa bệnh trĩ thế nào là hiệu quả nhất - Sức khỏe và đời sống

Tin Tức

Chia sẻ kiến thức về sức khỏe vợ chồng: Phụ khoa, nam khoa, bệnh xã hội, vô sinh hiếm muộn...


Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Chữa bệnh trĩ thế nào là hiệu quả nhất

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Đối với nhiều người, bệnh trĩ là một căn bệnh vô cùng phiền toái và đáng ghét, không chỉ làm gây ra các khó chịu đến người bệnh mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy ngoài ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt người bệnh thì bệnh trĩ có gây nguy hiểm tới sức khỏe không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Trĩ là bệnh thường gặp và khá phổ biến bởi sự co giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch nằm dưới niêm mạc hoặc dưới vùng thấp của trực tràng và hậu môn gây ra.
Bệnh được chia làm 3 loại chính là bệnh trĩ nội, trĩ hỗn hợp và trĩ ngoại. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ chủ yếu do cơ địa và thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thiếu khoa học của người bệnh.
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu người bệnh chủ quan không đi chữa trị kịp thời thì bệnh trĩ có thể phát triển nặng hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:
Ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ khi không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh kéo dài có thể dẫn đến biến chứng ung thư vùng trực tràng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Ung thư trực tràng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nó có thể dẫn tới tử vong nếu bệnh nhân chủ quan về nó.
Viêm nhiễm vùng hậu môn
Búi trĩ sa ra ngoài là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có hại sinh trưởng và phát triển, tấn công gây viêm nhiễm hậu môn hay các bệnh về da liễu vùng hậu môn làm ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
Thiếu máu, suy giảm trí nhớ
Khi bị bệnh trĩ, tình trạng đi cầu ra máu sẽ diễn ra thường xuyên. Đặc biệt khi bệnh trở nặng, lượng máu chay ra càng nhiều, ngay cả khi vận động mạnh gây ra tình trạng thiếu máu. Tình trạng này kéo dài khiến bệnh nhân xanh xao, mệt mỏi, giảm trí nhớ, điều này gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.
Sa nghẹt búi trĩ
Lúc này, các búi trĩ bị phù nề không thể tự thụt vào trong hậu môn mà phải dùng tay đẩy vào. Búi trĩ lớn gây cản trở quá trình đưa phân ra ngoài khiến cho người bệnh đau đớn, khó chịu mỗi lần đi vệ sinh. Nếu không xử lí nhanh có thể dẫn đến viêm nhiễm, lở loét, thậm chí có thể gây ra hoại tử vùng hậu môn.
Viêm nhiễm phụ khoa
Đối với nữ giới, có thể bị mắc một số bệnh phụ khoa do cấu tạo hậu môn và cơ quan sinh dục nằm sát nhau nên nếu bị viêm nhiễm ở hậu môn sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập sang âm hộ, âm đạo gây viêm phụ khoa.
Giảm ham muốn tình dục
Vùng hậu môn luôn ẩm ướt gây ngứa ngáy, khó chịu sẽ làm cho người bệnh tự ti, có tâm lý mặc cảm trong việc quan hệ vợ chồng. Khi quan hệ, cảm giác đau đớn sẽ lấn át đi khoái cảm. Từ đó, làm giảm ham muốn và ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.

Cách khắc phục bệnh trĩ


Đối với bệnh nhân khi mắc bệnh trĩ, có thể tham khảo các phương pháp nội khoa, thực hiện thủ thuật hoặc phương pháp phẫu thuật. Tùy theo mức độ và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ chỉ định cách điều trị cho phù hợp.
>>>>> Có thể bạn quan tâm:

Ngoài việc điều trị bằng các phương pháp nội khoa, ngoại khoa thì người bệnh cũng cần phải có thói quen ăn uống, sinh hoạt thật khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như tránh tình trạng bệnh tái phát, cụ thể:
  • Ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ có trong các loại rau, củ, quả, ngũ cốc để tránh táo bón.
  • Uống nhiều nước sẽ làm phân lỏng và việc đại tiện cũng dễ dàng hơn, giảm được đau đớn cho người bệnh.
  • Không nên gây áp lực bằng việc rặn khi đi vệ sinh, vì sẽ làm tăng áp huyết trong các mạch máu và làm trương căng tĩnh mạch hậu môn làm búi trĩ xuất hiện nhiều hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn hàng ngày, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh bằng nước ấm có tác dụng xoa dịu được cơn đau của bệnh trĩ và làm giảm tình trạng sưng của trĩ. Sau khi rửa hậu môn nên sử dụng khăn mềm và sạch để lau vùng bị trĩ.
  • Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ trong ngày.
  • Hạn chế sử dụng muối và các gia vị cay, nóng; các chất như rượu, bia, cafe để làm giảm tình trạng của bệnh.
  • Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày bằng các môn thể thao như bơi lội, chạy chậm có tác dụng tăng sức đề kháng cho sức khỏe.
  • Đứng và ngồi lâu sẽ làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm ứ máu tại các tĩnh mạch, gây hại đến vùng hậu môn ở người bệnh trĩ.
  • Khi có dấu hiệu bệnh, không nên ngại ngùng mà nên kịp thời đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề “Bệnh trĩ có nguy hiểm không?” sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết và hữu ích. Giúp các bạn hiểu rõ hơn về những tác hại của bệnh trĩ và có thói quen sinh hoạt lành mạnh để hạn chế những nguy hiểm của bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét