Apxe hậu môn là tình trạng mưng mủ ở khu vực hậu môn do nhiều
nguyên nhân gây nên. Nếu để lâu, khoang mủ sẽ dần phát triển lớn và vỡ ra gây
rò hậu môn. Vậy bệnh áp xe hậu môn có nguyên nhân do đâu, có khó không? Chữa áp
xe hậu môn có khó không?
Apxe hậu môn là gì? Có nguy hiểm không?
Apxe được hình thành khi trong các mô mềm xung quanh ống
hậu môn, trực tràng hoặc trong các khoảng cách giữa chúng bị nhiễm khuẩn có mủ
cấp tính. Trong đó, bệnh áp xe hậu môn là bệnh không hiếm gặp và khá nguy
hiểm, xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Bệnh áp xe hậu môn gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người
bệnh
Apxe hậu môn là một căn bệnh khá nguy hiểm. Nếu không sớm điều
trị có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh.
– Apxe hậu môn khiến vùng da quanh hậu môn bị kích ứng và
gây ngứa ngáy.
– Bệnh nếu không chữa trị có thể gây viêm nhiễm phụ khoa cho
phụ nữ. Vùng hậu môn tiếp giáp với vùng kín. Phụ nữ thường hay lau chùi hay rửa
từ phái sau ra trước sẽ khiến vi khuẩn tấn công vùng kín gây viêm nhiễm phụ
khoa.
– Không sớm điều trị bệnh apxe hậu môn sẽ làm tăng nguy cơ
rò hậu môn ở người bệnh. Những đường rò sẽ xuất hiện từ gốc của các ổ apxe. Khi
biến chứng thành rò hậu môn sẽ mang đến vô vàn phiền toái cho người bệnh. Có thể
gây thiếu máu, chàm da.
– Gây viêm nang lông các vùng mao nang nhỏ quanh hậu môn.
– Gây ra hiện tượng táo bón và mắc bệnh trĩ.
– Bệnh có thể ảnh hưởng và khiến đời sống tình dục suy giảm.
Vậy nguyên nhân gì lại gây ra tình trạng apxe hậu môn?
Nguyên nhân gây áp xe hậu môn
Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn- trực tràng có rất nhiều
nguyên nhân gây ra bệnh lý hậu môn trực tràng này, song những tác nhân chính
gây ra tình trạng áp xe hậu môn được xác định do:
– Do viêm nhiễm ở vùng hậu môn như: bệnh trĩ, bệnh rò hậu
môn, viêm loét đại tràng,…
_ không vệ sinh sạch
sẽ hậu môn gây nhiễm trùng dẫn tới apxe hậu môn.
– Thực hiện các phẫu thuật ngoại khoa tại hậu môn trực
tràng, tiểu phẫu niệu đạo, vùng xương cụt, sau khi sinh đẻ,… không được thực hiện
an toàn dẫn đến viêm nhiễm và áp xe hậu môn.
– Do các loại thuốc điều trị các bệnh lý vùng hậu môn trực
tràng có tính kích thích cao, gây nhiều tác dụng phụ, dễ gây ra hoại tử và dẫn
đến áp xe.
– Hệ miễn dịch kém, đó là lý do giải thích tại sao bệnh thường
gặp ở người già trẻ nhỏ.
Cách điều trị bệnh áp xe hậu môn hiệu quả
Với những nguy hiểm mà bệnh áp xe hậu môn gây ra nếu bệnh
không được chữa trị kịp thời đồng nghĩa với việc những phiền toái, đau đớn của
bạn sẽ tăng lên gấp bội. Vì vậy cần được điều trị apxe hậu môn sớm để hạn chế
những nguy hại cũng như việc ổn định cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một
số phương pháp điều trị bệnh áp xe hậu môn bạn có thể tham khảo.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị áp xe hậu môn trực tràng là dùng kháng sinh toàn
thân và rạch dẫn lưu mủ. Dùng kháng sinh toàn thân, loại thuốc có tác dụng diệt
tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Kháng sinh chỉ hạn chế nhiễm trùng chứ thường
không ngăn chặn được quá trình làm mủ, không ngăn chặn được Apxe hình thành.
Thuốc giảm đau bạn có thể uống vào ban ngày, buổi tối trước
khi đi ngủ, nên uống ít thuốc ngủ để có thể ngủ được
Phương pháp xâm lấn tối thiểu
Phương pháp HCPT sử dụng dao điện HCPT vô
trùng, máy chụp ảnh HCPT. Không gây nhiễm khuẩn, hồi phục nhanh chóng. Đồng thời,
các đầu điện cực xâm lấn tối thiểu, trực tiếp xâm lấn vào ổ apxe giúp cho ổ
apxe nhanh chóng khô và khép miệng.
Kỹ thuật HCPT là một phương pháp hiện đại và được áp dụng
nhiều nhất hiện nay. Cách làm này có nhiều ưu điểm như không ảnh hưởng đến các
tổ chức thần kinh xung quanh hậu môn, an toàn, không đau, không chảy máu, không
tái phát. Kỹ thuật này giúp người bệnh tránh được các tình trạng xấu của các biện
pháp điều trị truyền thống như vết mổ lớn, gây đau đớn, lâu hồi phục và có thể
tái phát.
Một số lưu ý cần thiết đối với người mắc bệnh áp xe hậu môn
Để phòng tránh bệnh apxe hậu môn hiệu quả, người bệnh nên điều
chỉnh trực tiếp các nguyên nhân gây ra bệnh và lưu ý một vài điểm sau đây:
– Khi bị áp xe hậu môn thường đi đại tiện rất đau, nhất là
khi táo bón, bệnh nhân cần phải rặn. Vì vậy nên ăn những thức ăn dễ tiêu, nhuận
tràng. Nếu có táo bón nên dùng ít thuốc nhuận tràng.
– Ngâm hậu môn trong nước ấm hàng ngày. Cách làm này có thể
giúp bệnh nhân đỡ đau, cảm thấy dễ chịu và cũng để ổ Apxe hình thành nhanh hơn.
– Giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ hàng ngày đúng cách nhất
là sau khi đi đại tiện.
– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, nên bổ sung nhiều rau
xanh, chất xơ. Uống nhiều nước để tránh táo bón.
– Hạn chế hoặc tránh thực phẩm cay nóng, rượu bia để tránh hội
chứng ruột kích thích.
– Rèn luyện thể lực điều độ, đúng cách hàng ngày để khí huyết
lưu thông. Nâng cao khả năng miễn dịch và khiến các cơ vùng hậu môn được thư
giãn, ít áp lực.
– Rèn thói quen đại tiện đúng giời, giải quyết ngay khi có
nhu cầu.
– Thấy biểu hiện các bệnh táo bón, thiếu máu mà không biết
nguyên nhân nên điều trị sớm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét