Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Nhận biết bệnh trĩ nội như nào? - Sức khỏe và đời sống

Tin Tức

Chia sẻ kiến thức về sức khỏe vợ chồng: Phụ khoa, nam khoa, bệnh xã hội, vô sinh hiếm muộn...


Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Nhận biết bệnh trĩ nội như nào?


Bệnh trĩ nội là một trong  các dạng của bệnh trĩ. Trên thực tế bệnh trĩ nội thường khó phát hiện và điều trị hơn bệnh trĩ ngoại. Khi phát hiện thì bệnh trĩ nội thường đã ở giai đoạn nặng với các triệu chứng bệnh gây khó chịu cho chính người bệnh.
Nguyên nhân trĩ nội là gì?
Tại sao lại có lắm người mắc bệnh trĩ nội như vậy? Nguyên nhân do đâu? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Vậy nguyên nhân thực sự gây ra bệnh trĩ nội là gì?
Hiện nay, nguyên nhân bệnh trĩ đã được xác định một cách rõ ràng. Hầu hết những người mắc bệnh trĩ nội thường có chung một vài đặc điểm như dưới đây:
- Táo bón: Mỗi khi đại tiện, bạn phải dùng lực nhiều tạo áp lực cho hậu môn. Thêm vào đó, sự ma sát giữa phân rắn với thành hậu môn dễ gây ra các vết xây xước, tổn thương cho hậu môn.
- Lười vận động: Khí huyết không được lưu thông dễ dẫn đến tình trạng tắc mạch máu ở thành hậu môn, xuất hiện các đám rối tĩnh mạch. Từ đó, các búi trĩ nội được hình thành.
- Ngồi quá lâu: Trọng lượng tập trung hết về mông và hậu môn trong thời gian dài ảnh hưởng tới sự lưu thông máu, dễ hình thành búi trĩ.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Chế độ ăn ít chất xơ, món ăn có nhiều dầu mỡ, chất kích thích gây ra tình trạng táo bón - nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ nội.
- Độ tuổi: Theo một nghiên cứu, khi càng lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể suy yếu dần thì đó chính là lúc nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng cao.

Nhận biết bệnh trĩ qua các giai đoạn phát triển

Để nhận biết rằng mình có bị mắc bệnh trĩ không, bệnh trĩ đang ở giai đoạn mấy, người bệnh có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu của từng giai đoạn phát triển của bệnh: 
Trĩ độ 1: Giai đoạn này ở vùng hậu môn có hiện tượng đại tiện ra máu, máu thường lẫn trong phân hoặc chảy giọt ra ngoài. Nội soi niêm mạc thấy các nốt to nhỏ khác nhau, mềm và có màu đỏ; các búi trĩ nhỏ và không lòi ra bên ngoài hậu môn.
Trĩ độ 2: Hiện tượng chảy máu diễn ra nhiều hơn nên dễ dàng gây viêm nhiễm, sưng và đau đớn ở hậu môn; các búi trĩ to hơn và lòi ra khỏi hậu môn khi đi đại tiện nhưng sau đó có thể tự thu vào được. Nội soi thấy các lớp niêm mạc trở lên dày hơn, các búi trĩ chuyển sang màu đỏ tím, có kèm theo dịch tiết.
Trĩ độ 3: Bệnh phát triển nặng nề hơn, cảm giác khó chịu và đau đớn tăng lên gấp đôi so với trước. Búi trĩ ngày càng to hơn, niêm mạc dày lên, có màu hồng đậm và thô ráp. Các búi trĩ khi lòi ra khỏi hậu môn khi đại tiện và không thể tự thu vào được. Lúc này chỉ cần rặn, ho, đi bộ hoặc khom người cũng có thể khiến búi trĩ lòi ra ngoài.
Trĩ độ 4: Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn và không thể dùng tay nhét vào bên trong hậu môn được nữa. Nguyên nhân là do cơ vòng bị co thắt, cản trở sự lưu thông của máu, khiến các búi trĩ sưng và tắc nghẽn, có thể dẫn đến hoại tử, gây đau nhức và nghẹt búi trĩ.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không- ảnh hưởng tới người bệnh thế nào ?


Bệnh trĩ có nguy hiểm  không? Trĩ nội tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại đem đến rất nhiều ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Không những vậy, những biến chứng của trĩ nội nếu không được chữa trị kịp thời sẽ là mỗi nguy thường trực đối với mỗi bệnh nhân.

Viêm nhiễm do hoại tử

Khi các búi trĩ nội phát triển lớn hơn sẽ nhô ra ngoài, gây ra tình trạng nghẹt búi trĩ. Nếu không xử lý tình trạng nghẹt búi trĩ kịp thời sẽ dẫn đến sự hoại tử và nhiễm trùng máu. Biến chứng có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được chữa trị trĩ nội kịp thời và đúng cách.

Thiếu máu, mất máu

Một trong những triệu chứng của bệnh trĩ nội là chảy máu sau khi đi đại tiện. Khi để tình trạng này kéo dài, không những tổn thương trên thành trực tràng ngày càng lớn hơn, mà còn khiến bệnh nhân mất đi lượng máu không hề nhỏ. Chứng thiếu máu có thể dẫn đến một loạt hệ lụy khác như giảm thiểu trí nhớ, đau đầu và nhiều bệnh lý liên quan.

Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ở nữ giới

Do cấu tạo khá đặc biệt của cơ thể phụ nữ (hậu môn và âm đạo gần nhau), nên chị em không may mắc trĩ nội phải hết sức cẩn thận. Việc vệ sinh luôn phải được chú trọng để tránh nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm ống dẫn trứng, thậm chí là vô sinh.

Tắc nghẽn hậu môn

Như bạn đã biết, bệnh tri noi xuất hiện búi trĩ do các đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn tạo nên. Khi bệnh tình đã phát triển nặng làm cho các búi trĩ to dần và chiếm dần không gian trong trực tràng hậu môn. Việc đào thải chất bã ra ngoài trở nên khó khăn hơn, gây ra nhiều sự đau đớn cho bệnh nhân hơn.

Nguy cơ ung thư thực tràng

Ung thư trực tràng được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ nội nói riêng, trĩ nói chung và chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triến quá nặng. Trong trường hợp bị ung thư trực tràng, việc điều trị gần như là không thể. Để tránh gặp biến chứng này, bệnh nhân cần tự nâng cao ý thức phòng cũng như chữa bệnh ngay từ những biểu hiện đầu tiên của trĩ nội.
Vì thế khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh trĩ nội thì bạn hãy đi khám và có cách chữa bệnh trĩ cho mình: có thể chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian ngay tại nhà, ngoại khoa, đông y,...
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ nội: nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết các cấp độ bệnh trĩ mà phòng khám thái hà muốn chia sẻ cho mọi người. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh trĩ hãy đến ơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị hoặc gọi trực tiếp tới số điện thoại 0365 115 116 - 0365 116 117 để được tư vấn miễn phí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét