Bệnh trĩ ngoại và những điều ít người biết tới - Sức khỏe và đời sống

Tin Tức

Chia sẻ kiến thức về sức khỏe vợ chồng: Phụ khoa, nam khoa, bệnh xã hội, vô sinh hiếm muộn...


Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Bệnh trĩ ngoại và những điều ít người biết tới

Bệnh trĩ ngoại là một trong hai loại bệnh trĩ điển hình. So với bệnh trĩ nội, thì bệnh trĩ ngoại dễ phát hiện, dễ điều trị hơn. Tuy nhiên, người mắc trĩ ngoại lại dễ có tâm lý xấu hổ, cộng thêm sự chủ quan khiến các búi trĩ phát triển nặng hơn. Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân mắc trĩ ngoại có thể tham khảo những thông tin cần thiết về bệnh trĩ ngoại dưới đây.

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là một dàng của bệnh trĩ, hiện tượng căng và sưng phồng lên ở vùng da tại các nếp gấp ngoài thành hậu môn. Hiện tượng này được hình thành do các tĩnh mạch vùng hậu môn bị chèn ép quá mức hoặc do viêm nhiễm hay do tụ máu. Bệnh trĩ ngoại tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt cá nhân của như cảm giác khó chịu, không thoải mái, vướng víu, ngứa ngáy… khiến người bệnh mất tự tin, ngại giao tiếp.
Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại có biểu hiện tương đối rõ rệt và theo từng giai đoạn khác nhau. Người bệnh có thể căn cứ vào những biểu hiện này để xác định mình có bị mắc bệnh trĩ ngoại hay không. Nếu có thì ở giai đoạn mấy, cấp độ nặng hay nhẹ.
Trĩ ngoại độ 1
Ban đầu, các búi trĩ thò ra khỏi hậu môn. Bình thường, các búi trĩ này không nằm thường xuyên ở hậu môn, mà chỉ khi cơ thể của bệnh nhân có những mệt mỏi hoặc khi đi đại tiện. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy hậu môn của mình có cảm giác rất ẩm ướt, ngứa ngáy và khó chịu. Đôi khi có thể đi đại tiện ra máu nhưng lượng máu chảy ra không nhiều và không rõ ràng. Nếu bệnh trĩ được điều trị trong giai đoạn đầu, thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn và việc điều trị vô cùng đơn giản.
Trĩ ngoại 2
Các búi trĩ nằm thường trực bên ngoài. Mỗi khi đi đại tiện, bệnh nhân sẽ có cảm giác rất đau đớn, khó chịu. Ngoài ra, chảy máu hậu môn là hiện tượng thường trực xuất hiện mỗi khi đi đại tiện. Ban đầu có thể máu chảy ít, tuy nhiên số lượng máu khá nhiều thấm ướt vào giấy vệ sinh. Các búi trĩ này thường tiết dịch ẩm ướt và ngứa ngáy. Hiện tượng này nếu đi kèm với điều kiện vệ sinh không đảm bảo sẽ rất dễ dẫn đến viêm nhiễm tại hậu môn và các vùng xung quanh.
Trĩ ngoại 3
Tĩnh mạch trĩ phát triển mạnh mẽ, búi trĩ cũng lớn dần lên. Đồng thời, bắt đầu có hiện tượng tắc mạch búi trĩ gây ra đau đớn. Nếu các búi trĩ này cọ xát vào quần sẽ gây ra hiện tượng chảy máu và đau đớn cho bệnh nhân. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể bắt gặp các hiện tượng như: lo lắng bồn chồn mỗi khi đi đại tiện, máu chảy mạnh hơn ở hậu môn, đôi khi còn gây ra hiện tượng thiếu máu.
Trĩ ngoại 4
Búi trĩ bị viêm nhiễm, làm cho người bị bệnh bị đau rát và cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Lúc này, búi trĩ đã sưng đỏ, chảy dịch vàng gây ngứa ngáy, có mùi hôi khó chịu,...

Cách điều trị bệnh


Với kiến thức y học ngày nay, bệnh trĩ thường được các bác sĩ kiềm chế dễ dàng. Các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra những lời khuyên giúp người bệnh tiêu trừ, làm giảm bớt nỗi đau khổ vì căn bệnh này.
  • Người bệnh nên kiêng đồ ăn cay nóng trong quá trình điều trị bệnh trĩ.
  • Ăn uống đúng cách giúp người bị trĩ nặng giảm bớt sự khó chịu và có thể làm tiêu tan gần hết bệnh của một người ở thời kỳ nhẹ hay trung bình. Người bệnh nên uống nhiều nước và ăn thức có nhiều chất xơ, hạn chế ăn muối và kiêng gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, thực phẩm chứa cafein.
  • Người bệnh không nên rặn và đừng khiêng nặng. Hành động rặn sẽ làm trĩ ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự, bệnh nhân sẽ phải gồng lên khi khiêng một vật nặng như tủ lạnh, bàn ghế… Trĩ thường xuất hiện do những tĩnh mạch bị trương căng lên. Hành động gồng hay rặn làm cao áp huyết trong các mạch máu, và làm trương căng chỗ trĩ nhiều hơn. Nếu bạn chưa bị trĩ, hành động gồng hay rặn có thể khiến bạn mắc bệnh trĩ.
  • Bên cạnh đó, người mập và có thai dễ bị bệnh trĩ hơn. Trọng lượng và sức nặng của bào thai tạo ra áp suất đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn, dễ tạo nên bệnh. Người mập cần giảm ăn và tập thể thao để giảm cân. Phụ nữ mang thai, nên nằm nghiêng về bên trái nhiều (20 phút/4 tiếng đồng hồ). Hành động này làm giảm bớt sức ép của bào thai lên tĩnh mạch hậu môn.
  • Người bệnh nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh. Thông thường, việc rửa sẽ làm hậu môn sạch hơn lau bằng giấy. Khi bạn bị trĩ, việc lau chùi bằng giấy thường gây đau đớn. Ngoài ra, người bệnh nên ngâm nước muối ấm (15 phút mỗi ngày) để xoa dịu cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng lên.
  • Người bệnh cần tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu, gây ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ. Bơi lội là một trong những môn thể thao rất hữu ích cho việc phòng ngừa bệnh trĩ. Ngoài ra, chạy chậm và đi bộ đều có tác dụng phòng ngừa ở các mức độ khác nhau. Người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ và hạn chế sinh hoạt tình dục khi có các biểu hiện của bệnh trĩ.

Nếu bệnh trĩ ngoại phát triển đến giai đoạn muộn- giai đoạn 3, 4, thì người bệnh phải đến các cơ sở khám hậu môn trực tràng uy tín để thăm khám, tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh trĩ ngoại mang lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét