Làm sao để nhận biết mình bị mắc bệnh trĩ nội? Nguyên nhân là gì? - Sức khỏe và đời sống

Tin Tức

Chia sẻ kiến thức về sức khỏe vợ chồng: Phụ khoa, nam khoa, bệnh xã hội, vô sinh hiếm muộn...


Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Làm sao để nhận biết mình bị mắc bệnh trĩ nội? Nguyên nhân là gì?


Trĩ nội là bệnh ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mắc phải. Nhưng cũng có nhiều người vẫn chưa biết bệnh trĩ nội là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội do đâu? Triệu chứng của bệnh trĩ nội như thế nào? Mời các bạn theo dõi những chia sẻ dưới đây của chúng tôi để có thêm kiến thức về căn bệnh này.

Giới thiệu bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội:  là một trong 3 dạng thường gặp của bệnh trĩ: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Đây là dạng bệnh trĩ phổ biến thường gặp nhất và khó phát hiện. Để điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả, trước tiên ta cần tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, từ đó đưa ra cách điều trị bệnh trĩ nội sao cho hiệu quả nhất?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trĩ nội được hiểu là tình trạng các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra. Các tĩnh mạch nằm ở phía trên đường lược, bao bọc quanh búi trĩ là niêm mạc. Lúc đầu búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ, nằm ở phí trên đường lược. Về sau khi bệnh phát triển hơn thì khối thịt này sẽ to dần ra và có hiện tượng sa ra ngoài hậu môn.
Bệnh trĩ nội là các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra, các tĩnh mạch nằm ở phía trên đường lược. Bao bọc xung quanh búi trĩ là niêm mạc. Lúc đầu búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ, nằm phía dưới đường lược. Sau khi bệnh phát triển hơn thì khối thịt thừa này sẽ to dần ra và có hiện tượng bị sa ra ngoài.

Bệnh trĩ nội: nguyên nhân gây ra

Trĩ nội có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tìm hiểu đúng nguyên nhân sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh một cách hiệu quả và nhanh chóng. Người bệnh có thể tham khảo một số nguyên nhân gây ra trĩ nội thường gặp sau:
- Do mạch máu bị phù: Áp lực lên mạch máu lớn khiến mạch dễ bị phù, tạo cơ hội cho búi trĩ hình thành, thường có màu đỏ tươi và rất dễ chảy máu.
- Hệ thống tiêu hóa không tốt: Hay bị táo bón, kiết lỵ khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện. Dùng nhiều sức để "rặn" nhiều khi làm tổn thương khu vực hậu môn, phát sinh trĩ nội.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: Thường xuyên sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,... Không ăn rau xanh, ăn những thực phẩm cay nóng, không chịu vận động, đứng hoặc ngồi quá lâu, có thói quen nhịn đi đại tiện... là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội.
- Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, phụ nữ sẽ chịu nhiều áp lực khu ổ bụng tăng cao, nên làm ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực hậu môn. Từ đó kéo theo tình trạng những tĩnh mạch ở vùng trực tràng bị áp lực, sưng phồng, dễ nảy sinh trĩ nội.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám đa khoa Giải Phóng cho biết, bệnh trĩ nội tương đối nguy hiểm hơn trĩ ngoại do hình thành trên đường lược. Các biểu hiện của trĩ nội thường âm thầm nên khó nhận biết. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể phát hiện bệnh thông qua những triệu chứng điển hình.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội phát triển qua 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm, dấu hiệu nhận biết riêng.
+ Giai đoạn đầu: Búi trĩ nội khá mềm, nhỏ và có màu tía hoặc màu đỏ tươi. Khi đi đại tiện thì chưa thấy búi trĩ. Chảy máu khi đại tiện, hậu môn sưng và máu không trộn lẫn với phân, xảy ra liên tục.
+ Giai đoạn 2: Búi trĩ lớn hơn và sa ra 1 phần lúc bạn đại tiện và kèm theo rặn. Lúc này, máu chảy ra ít hơn giai đoạn đầu.
+ Giai đoạn 3: Trĩ sa nặng hơn mỗi lần đại tiện và không tự thu vào trong ống hậu môn mà phải dùng tay đẩy búi trĩ vào sâu. Trong giai đoạn này, trĩ nội sẽ chảy máu hơn hoặc không chảy máu nữa.
+ Giai đoạn cuối: Triệu chứng của bệnh trĩ nội đã quá nặng, búi trĩ lớn, sa xuống bất kể là ngồi xổm hay đứng, đi lại… Gây ra chứng thiếu máu và cũng không còn cho được vào ống hậu môn nữa.
Có thể bạn quan tâm: Cách chữa bệnh trĩ nội
Để có thể điều trị bệnh đúng nhất, thì người bệnh cần dựa vào các nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó đó thể đưa ra cách điều trị hợp lý nhất.